Bán hàng trực tuyến là xu hướng hiện nay. Tại website WordPress, với Plugin Woocommerce, bạn sẽ biến trang WordPress thông thường thành một trang website thương mại điện tử. Từ đó, bạn có thể tiếp cận đối tượng khách hàng rộng hơn và tạo ra các khuyến mãi thành công hơn so với kinh doanh truyền thống.
Sau khi Kích hoạt cài đặt Plugin Woocommerce trên website WordPress, bạn đã sẵn sàng thêm sản phẩm vào cửa hàng trực tuyến của mình.
Categories: Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm để phân loại sản phẩm và giúp khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm cùng loại.
-
Tại Products → Categories.
-
Nhập Tên danh mục sản phẩm, thêm các mô tả ngắn gọn, upload hình đại diện,… Sau khi hoàn tất, chọn Add new category.
Products: Sản phẩm
Với nhiều loại sản phẩm khác nhau, ban đầu bạn có thể cảm thấy bối rối khi thêm sản phẩm vào WooCommerce. Nhưng đừng lo lắng, vì thêm sản phẩm vào WooCommerce rất đơn giản, giống như việc viết một bài viết lên Blog
-
Tại WooCommerce → Products → Add news.
-
Thêm vào tiêu đề của sản phẩm và nhập mô tả.
Lưu ý: Bạn lưu ý các ghi chú hình ảnh để có thể thêm sản phẩm 1 cách hoàn hảo:
- Hình 1: Product name: Nhập tên sản phẩm.
- Hình 2: Mô tả sản phẩm: bạn thêm hình ảnh, các thông số chi tiết của sản phẩm.
- Hình 3: Product data, bạn có thể tùy chỉnh sản phẩm. Bạn cũng có thể đổi loại sản phẩm. Jaybranding khuyên bạn bắt đầu với sản phẩm Simple product để làm quen, có các tùy chỉnh sau:
- General: Giá sản phẩm. Bạn có thể nhập giá sản phẩm. Giá bán Regular price hoặc giá khuyến mãi Sale price (khi có chương trình khuyến mãi giảm giá). Hoặc trường hợp không để giá, mặc định trên website sẽ hiển thị “Giá liên hệ“.
- Inventory: kiểm kê hàng hóa, cung cấp SKU (mã sản phẩm), kiểm tra sản phẩm xem nó có còn hàng hay hết hàng (In stock or Out of stock). Đánh dấu nút Sold individually nếu bạn muốn bán sản phẩm này một lần tại một thời điểm.
- Shipping: vận chuyển và giao hàng. Tại đây bạn có thể cung cấp kích thước, cân nặng… của một mặt hàng.
- Linked Products của Product Data cho bạn liên kết sản phẩm và quản cáo sản phẩm tương tự cho người dùng. Việc này sẽ giúp bạn quảng cáo sản phẩm của bạn bằng phường thức up-sells và cross-sells. Chỉ cần tìm kiếm một sản phẩm tương tự và chọn nó từ danh sách.
- Attributes: cho phép bạn thêm thuộc tính cho sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn bán quần áo nhiều màu, bạn có thể xác định màu ở đây. Custom Product Attributes cho phép bạn tạo một thuộc tính bất kỳ cho sản phẩm. Khi hoàn tất, nhấn nút Save attributes.
- Advanced: cho phép bạn tạo ghi chú thanh toán cho khách hàng hoặc hủy bình luận. Bạn cũng có thể xác định vị trí menu đặt hàng tại đây và điều chỉnh vị trí thích hợp cho sản phẩm của bạn.
- Hình 4: Product short description: Mô tả ngắn gọn về sản phẩm, công dụng…
- Hình 5: Product Categories: Bạn chọn danh mục cho sản phẩm giúp phân loại và tìm kiếm sản phẩm dễ dàng hơn.
- Hình 6: Product tags: Thêm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hỗ trợ việc SEO tìm kiếm dễ dàng.
- Hình 7: Product image: Hình ảnh sản phẩm: bạn có thể chọn ảnh từ Product gallery hoặc tải hình ảnh lên.
- Hình 8: Product gallery: Thư viện hình ảnh. Tất cả các hình ảnh bạn tải lên sẽ nằm trong mục Product gallery.
-
Sau khi kết thúc nhập liệu, chọn Publish để hoàn tất đăng sản phẩm.
Quản lý sản phẩm
Tại WooCommerce → Products→ All Products.
Bạn có thể xem tất cả sản phẩm và quản lý tại trang Products. Ở đây bạn có sửa, xóa, nhân bản sản phẩm.
- Để nhân bản một sản phẩm, trong mục sản phẩm, tìm sản phẩm và nhấn nút Duplicate. WooCommerce sẽ tạo một sản phẩm tương tự (nháp) cho bạn. Nó rất hữu ích nếu bạn có nhiều sản phẩm giống nhau.
- Bạn có thể chọn sản phẩm để làm nổi bật. Nhấn icon ngôi sao.
- Để xóa một sản phẩm nhấn vào nút Trash bên dưới tên sản phẩm khi bạn di chuột qua nó.
Quản lý WooCommerce
- Orders (Quản lý đơn hàng): Một đơn hàng mới đã được tạo mỗi khi khách hàng hoàn tất quá trình checkout. Bạn có thể xem tất cả các đơn hàng tại đây.Tại WooCommerce → Orders.
Mỗi đơn hàng có một Order ID duy nhất với đầy đủ thông tin – email khách hàng, số điện thoại, địa chỉ, phương thức thanh toán và những thông tin khác.Để sửa hoặc xem một đơn hàng, nhấn nút Edit bên dưới số đơn hàng.
- Coupons ( Mã giảm giá): Coupons là một cách rất tốt để quảng cáo sản phẩm và bán hàng tốt hơn. Với WooCommerce bạn sẽ có thể thêm coupon và thêm mới coupon tại mục Coupons. Nếu bạn cần chỉnh sửa coupon, nhấn vào tên của nó và thay đổi thông tin cần thiết.
- Reports (Quản lý báo cáo): Trong mục Report bạn có thể thấy Báo cáo của cửa hàng của bạn. Bạn có thể thấy số mặt hàng đã bán, doanh thu gộp, doanh thu hằng ngày và những thống kê khác. Bạn có thể tạo các thống kê này cho các sản phẩm, categories của chúng hoặc coupons. Chọn chu kỳ thích hợp mà bạn muốn tạo report – tháng trước, tháng này, 7 ngày qua hoặc một thời gian chỉ định và nhấn nút Go để xuất báo cáo.
- Settings (Cài đặt): Bạn có thể đổi một số tùy chọn chính. Nếu bạn cần đổi địa điểm, tiền tệ hoặc cài đặt API, hãy vào mục này. Nhưng hãy xem qua WooCommerce Help để biết hướng dẫn chi tiết và giải thích cho mỗi tùy chỉnh trước khi có bất kỳ thay đổi lớn nào. Bây giờ hãy xem qua các tab có sẳn và xem sơ qua bạn có thể thay đổi gì ở đây nhé.
-
- General: Ở tap này, bạn có thể đổi những cấu hình chung như địa chỉ, tiền tệ, kích hoạt/vô hiệu thuế, hiển thị thông báo cho tất cả khách hàng và hơn nữa.
- Products: Bạn có thể thay đổi cài đặt sản phẩm tại đây, như đơn vị đo lường, kích hoạt/vô hiệu bình luận.
- Display: bạn có thể thay đổi trang mặc định WooCommerce, category mặc định, và kích hướng của một hình sản phẩm.
- Inventory: Bạn có thể quản lý các tùy chọn mặc định của sản phẩm, kích hoạt/vô hiệu quản lý sản phẩm. Bạn cũng có thể kích hoạt tính năng này để nhận mail thông báo khi một sản phẩm hết hàng.
- Downloadable Products: Cấu hình cách thức tải file và giới hạn truy cập.
- Shipping: Bạn sẽ thích mục này nếu bạn bán sản phẩm toàn cầu. Tại shipping, bạn có thể thêm vùng giao hàng, phương thức giao hàng và giá. Bạn cũng có thể đặt giá khác nhau cho những vị trí khác nhau!
- Payment: WooCommerce mặc định cho phép bạn chọn trong 5 phương thức thanh toán, bạn có thể thêm phương thức thanh toán bằng cách cài đặt extensions.
- Account & Privacy: Kích hoạt/vô hiệu đăng ký người dùng và cấu hình quá trình đăng ký tài khoản.
- Emails: Cho phép bạn thiết lập email mà người mua sẽ nhận. Tại mục Emails, bạn có thể tùy chỉnh emails templates để đổi thông tin người gửi.
- Advanced: Thiết lập nâng cao để WooCommerce biết được nơi để người dùng thanh toán.
-
- Status (Thông tin trạng thái hệ thống): Status là một trang hữu dụng để kiểm tra sức khỏe của trang WooCommerce của bạn. Từ phiên bản WooCommerce loại webserver tới giới hạn PHP – bạn có thể nhìn thấy nhiều thứ tại đây. Get System Report sẽ tạo một bản báo cáo chi tiết trong trường hợp bạn muốn cung cấp nó tới đội ngũ hỗ trợ WooCommerce hoặc hỗ trợ kỹ thuật hosting của bạn. Tại mục Tools, bạn có thể xóa cache WooCommerce, kích hoạt/vô hiệu debugging, reset khả năng của người dùng và nhiều thứ khác. Logs tab lưu file log với các thông tin về lỗi và debug.
- Extensions (Gói mở rộng): Extensions có thể giúp WooCoommerce linh hoạt hơn.Giống với plugin của WordPress, WooCommerce extensions có thể được cài đặt từ WooCommerce Extension store. Mặc dù có một số extension phải trả phí, chúng đáng từng xu! Bằng cách sử dụng extension, bạn có thể tối ưu trang thương mại điện tử, thêm phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, tích hợp giải pháp theo dõi và đồng bộ cửa hàng với bên thứ 3.
4 bước tạo mã giảm giá trong WooCommerce
Bước 1: Thêm mã giảm giá
Để thêm mã giảm giá trong WooCommerce, bạn vào Dashboard >> Marketing >> Coupons rồi nhấp vào nút Create your first coupon.
Vào Dashboard >> Marketing >> Coupons
Bạn sẽ được chuyển đến trang tạo mã giảm giá. Trong box đầu tiên, bạn điền một mã bất kỳ, ví dụ GIAMGIA10.
Box bên dưới là dòng mô tả giảm giá, bạn muốn điền hay không cũng được.
Bước 2: Tùy chỉnh tab General
Bạn nhìn tiếp xuống phần Coupon Data thì sẽ thấy tab General bao gồm các tùy chọn sau:
Tuỳ chỉnh tab General
- Discount Type: Loại mã giảm giá. Có 3 loại là giảm giá theo phần trăm (Percentage discount), giảm giá theo giỏ hàng cố định (Fixed cart discount) và giảm giá theo sản phẩm cố định (Fixed product discount). Bạn hãy chọn 1 loại tùy thích.
- Coupon Amount: Mức giảm giá. Bạn nhập con số giảm.
- Allow free shipping: Cho phép giao hàng miễn phí. Bạn tick vào box này nếu mã giảm đi kèm với giao hàng miễn phí.
- Coupon expiry date: Bạn chọn ngày mã giảm giá hết hạn.
Bước 3: Tùy chỉnh tab Usage Restriction
Tiếp theo bạn chuyển đến tab Usage Restriction ngay bên dưới tab General.
Tab này về cơ bản chứa các điều kiện mà mã giảm giá áp dụng dựa vào đó.
Đây cũng là phần bạn xác định những sản phẩm hoặc danh mục mà mã giảm giá áp dụng.
Vì vậy tab này sẽ có 9 tùy chọn như sau:
Tùy chỉnh tab Usage Restriction
- Minimum spend: Số tiền tối thiểu phải chi tiêu để áp dụng mã giảm giá.
- Maximum spend: Số tiền tối đa được chi tiêu để áp dụng mã giảm giá.
- Individual use only: Tick vào box này nếu bạn không muốn áp mã giảm giá này cùng lúc với mã khác.
- Exclude sale items: Bạn tick vào box này nếu mã giảm giá không áp dụng cho các mặt hàng đang giảm giá. Mã giảm giá cho mỗi mặt hàng sẽ chỉ hoạt động nếu mặt hàng đó không được giảm giá. Mã giảm giá cho mỗi giỏ hàng sẽ chỉ hoạt động nếu các mặt hàng trong giỏ hàng không được giảm giá.
- Products: Chọn các sản phẩm áp dụng mã giảm giá.
- Exclude Products: Chọn các sản phẩm không áp dụng mã giảm giá.
- Product categories: Chọn các danh mục áp dụng mã giảm giá.
- Exclude categories: Chọn các danh mục không áp dụng mã giảm giá.
- Email restrictions: Danh sách các email có quyền truy cập vào mã giảm giá, được phân tách bằng dấu phẩy.
Bước 4: Tùy chỉnh tab Usage Restriction
Tiếp theo sẽ đến tab cuối cùng, cho phép bạn giới hạn số lần một người sử dụng mã giảm giá và giới hạn số lượng sản phẩm.
Tùy chỉnh tab Usage Restriction
- Usage limit per coupon: Bạn điền con số giới hạn sử dụng, ví dụ nếu là 1 thì một người chỉ sử dụng mã 1 lần.
- Limit usage to X items: Bạn điền số mặt hàng để áp mã giảm giá, ví dụ phải mua 3 món trở lên thì mới được dùng mã giảm.
- Usage limit per user: Bạn điền số người dùng mã giảm, ví dụ nếu là 50 thì mã dùng đến người thứ 50 là hết.
Nếu bạn để trống thì các giá trị sẽ để ở chế độ mặc định.
Nhu vậy bạn đã biết được ý nghĩa của các tùy chọn khi muốn tạo mã giảm giá trong WooCommerce.
Tiếp theo Khánh sẽ hướng dẫn cách tạo từng từng loại mã giảm giá cụ thể.
Cách tạo mã giảm giá theo phần trăm
Mã giảm theo phần trăm là bạn sẽ chiết khấu theo phần trăm trên sản phẩm/danh mục/giỏ hàng nhất định.
Ví dụ: sử dụng mã GIAMGIA10 để được giảm 10% khi mua hàng.
Để tạo loại mã này, trong tab General, ở tùy chọn Discount type, bạn chọn Percentage discount; tiếp theo nhập con số % giảm (ví dụ 10) và ngày hết hạn.
Nếu bạn muốn mã giảm kèm miễn phí vận chuyển thì tick vào Allow free shippng, còn không thì thôi.
Cách tạo mã giảm giá cho tổng sản phẩm trong giỏ hàng
Loại mã giảm này sẽ áp dụng cho trường hợp ví dụ như “Nhập mã GIAMGIA10 để được giảm 100k khi mua hàng trên 500k”.
Đối với loại mã này, bạn chọn Fixed cart discount trong Discount type, nhập con số giảm giá là 100000.
Sau đó sang tab Usage Restriction nhập 500000 vào tùy chọn Minimum spend.
Cách tạo mã giảm giá cho sản phẩm cụ thể trong cửa hàng
Nếu bạn muốn giảm theo kiểu “Nhập mã GIAMGIA10 để giảm 10% cho sản phẩm X” thì đây là loại mã bạn cần.
Trong tùy chọn Discount type của tab General, bạn chọn Fixed Product discount rồi chọn con số giảm.
Sau đó bạn chuyển sang tab Usage Restriction, ở tùy chọn Product, bạn nhập tên sản phẩm muốn giảm giá.
Bạn có thể tick vào hai tùy chọn Individual use only và Exclude sale items nếu muốn.
Sau khi tạo được một mã giảm giá ưng ý, bạn nhấp nút Publish ở cột bên phải là xong.
Và đây là kết quả:
Vậy là bạn đã biết cách tạo mã giảm giá trong WooCommerce chỉ với 4 bước đơn giản.
Lời kết
Bạn có thể thấy rằng WooCommerce không đòi hỏi kiến thức cao cấp về lập trình để bán hàng. Jaybranding hi vọng với bài viết này bạn sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc quản lý công việc kinh doanh online của mình.
Chúc các bạn thành công!
Bình luận của bạn