Việc thành lập công ty, doanh nghiệp luôn được ràng buộc với các loại thủ tục. Thủ tục thành lập công ty cần dựa trên quy định của hệ thống pháp lý. Như vậy, chủ công ty/ doanh nghiệp phải am hiểu về những thủ tục cần thiết để giúp hoàn thiên công ty.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được cơ chế thực hiện các thủ tục pháp lý. Chúng dễ khiến chủ doanh nghiệp trở nên bối rối hơn khi bắt tay thực hiện, đặc biệt ở các doanh nghiệp mới. Vậy, hãy cùng JAYbranding tìm hiểu qua các thủ tục cơ bản để thành lập một công ty nhé.
- Wireframe là gì? Cách thiết lập Wireframe hiệu quả?
- Quản lý dự án doanh nghiệp bằng phần mềm nào tốt nhất
- 7 tiêu chí khi chọn công ty thiết kế website
- Đôi điều về thương hiệu doanh nghiệp
- Landing Page là gì? Cách thiết kế một Landing Page đẹp?
Chuẩn bị đầy đủ các thông tin công ty/ doanh nghiệp
Việc chuẩn bị tốt nhất những thông tin về doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện thủ tục, hồ sơ. Nhờ đó, rút ngắn thời gian làm thủ tục, đồng thời hạn chế các vấn đề rắc rối có thể xảy ra.
Ở đây, chủ doanh nghiệp cần xác định được loại hình doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề như thuế, trách nhiệm pháp lý, quy mô doanh nghiệp,…
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng phải nắm vững các thông tin sau:
- Tên công ty.
- Địa chỉ trụ sở công ty/ doanh nghiệp và quyền sử dụng trụ sở hợp pháp.
- Xác định vốn điều lệ.
- Xác định chức danh người đại diện (giám đốc hoặc tổng giám đốc) theo điều luật.
- Ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định.
- Soạn thảo văn bản thành lập công ty và làm con dấu pháp nhân
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin về công ty/ doanh nghiệp, người đại diện sẽ dựa vào quy định tại Điều 20 Nghị định 43 để soạn thảo hồ sơ, công văn thành lập công ty.
Việc soạn thảo hồ sơ không quá phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu và cẩn thận.
Theo Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/05/2010, chúng ta cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Người nộp hồ sơ là người đại diện pháp luật hoặc là người có giấy ủy quyền hợp lệ.
Con dấu pháp nhân là một tài sản không thế thiểu của công ty/ doanh nghiệp. Trong các thủ tục thành lập công ty, chúng ta không thể bỏ qua thủ tục làm con dấu pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp hay người đại diện pháp lý cần đến các cơ sở khắc dấu có thẩm quyền và mang bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để làm con dấu. Quy trình nhận lãnh con dấu pháp nhân cũng tương tự như các thủ tục khác.
Đăng bố cáo doanh nghiệp
Trước khi đăng bố cáo doanh nghiệp, người đại diện pháp lý phải tiến hành một số công việc như đăng ký khai thuế ban đầu và đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử. Đây là các quy định bắt buộc mà công ty/ doanh nghiệp phải thực hiện.
Ngoài ra, một số công ty/ doanh nghiệp/ tổ chức vẫn thường quên việc làm thủ tục mua/ đặt in hóa đơn và treo/ dán “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty. Chúng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, các thủ tục thành lập công ty thường khá nhiều và rườm rà. Chủ doanh nghiệp nếu không có nhiều kinh nghiệm thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của bên trung gian có chuyên môn.
JAYbranding là một trong những đơn vị chuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề tư vấn thương hiệu, tư vấn marketing, thiết kế website, sản xuất hình ảnh. Tại đây, khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tâm nhất. Nhờ đó, nhanh chóng đưa thương hiệu của doanh nghiệp có được chỗ đứng ổn định, phát triển trong cuộc đua công nghệ 4.0 hiện nay.